background preloader

CPU Intel - Bộ vi xử lý Intel chính hãng, uy tín giá rẻ số 1 Việt Nam - Hoàng Hà PC

05 july 2021

CPU Intel - Bộ vi xử lý Intel chính hãng, uy tín giá rẻ số 1 Việt Nam - Hoàng Hà PC

<p><em>Trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay thì </em><strong><em>CPU Intel</em></strong><em> đã trở nên cực kỳ quen thuộc với nhiều người dùng máy tính và công nghệ cao. <strong>Bộ vi xử lý</strong> <strong>Intel</strong> đã hỗ trợ không nhỏ vào quá trình học tập, làm việc và sáng tạo của nhiều người dùng. Vậy quá trình ra đời, bản chất cũng như sự phát triển của dòng sản phẩm này cụ thể ra sao? Cùng <strong>Hoàng Hà PC</strong> tìm hiểu cụ thể hơn ngay dưới đây.</em></p>
<h2><strong>Sơ lược về thương hiệu Intel</strong></h2>
<p> </p>
<p>Tập đoàn <strong>Intel</strong> (viết tắt của <strong>Integrated Electronics</strong>) thành lập vào năm 1968 và trụ sở đặt tại <strong>Santa Clara, California, Hoa Kỳ</strong>. Ngay từ ngày đầu thành lập, thương hiệu này đã chuyên tâm sản xuất các dòng sản phẩm chip vi xử lý cho máy tính, card mạng, ổ nhớ flash cùng các linh kiện máy tính cơ bản. Sản phẩm của Intel ngày càng hoàn thiện và đa dạng hơn theo thời gian.</p>
<p>Không chỉ chú trọng vào chất lượng trong từng sản phẩm, Intel còn liên tục nâng cấp hệ thống từ nhân viên tới các công nghệ hiện đại nhất vào các sản phẩm của mình. Tính tới thời điểm hiện tại, thương hiệu này đã khẳng định vị trí tiên phong trong ngành linh kiện máy tính, đặc biệt là các con <strong>chip máy tính intel</strong>. </p>
<p>Ban đầu, <strong>Intel</strong> sẽ có thể mang tên <strong>Moore Noyce</strong> nhưng phát âm của cụm từ này nghe không thực sự thuận tai nên qua một số lần đổi tên, cái tên Intel dường như là lựa chọn thông minh và sáng suốt nhất.</p>
<p>Dấu ấn đậm nhất của <strong>Intel</strong> là vào <strong>năm 2005</strong> khi doanh thu của hãng đạt hơn 38 tỷ USD và đạt xếp hạng thứ 50 trong các công ty lớn nhất thế giới. </p>
<p> </p>
<h2><strong>Theo dòng phát triển của các thế hệ CPU Intel</strong></h2>
<p>Sự ra đời và phát triển của <strong>CPU Intel</strong> với các tên gọi tương ứng với công nghệ và chiến lược phát triển kinh doanh của hãng Intel như <strong>CPU 4004, CPU 8088, CPU 80286, CPU 80386, CPU 80486, CPU 80586,....</strong>. cho đến <strong>Core i3, i5, i7, i9</strong>. Trên thị trường CPU hiện nay, <strong>CPU Intel</strong> đã cho ra đời 3 dòng sản phẩm vi xử lý phổ biến là Intel Pentium, Intel Celeron và Intel Core i. Cụ thể:</p>
<h3><strong><em>CPU Intel Celeron</em></strong></h3>
<p> </p>
<p><strong>CPU Intel Celeron</strong> là bộ xử lý ở cấp cơ bản của Intel. Chúng thường được sử dụng cho công việc tính toán cơ bản được phát triển sau <strong>Chip Intel Pentium</strong>. Dòng sản phẩm CPU này chung thông số về xung nhịp xử lý, thông số về nhân và có các tác vụ thông thường. Nếu so sánh giữa Celeron và Pentium, người dùng sẽ không thấy nhiều sự khác biệt.</p>
<p>Tuy nhiên, giá thành của <strong>Intel Celeron</strong> được giảm đi và chúng thường được trang bị cho những chiếc máy có cấu hình nhỏ hơn so với những máy sử dụng Pentium. Điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa Celeron và Pentium là về công nghệ chế tạo và số lượng Transistor trên một đơn vị.</p>
<p> </p>
<h3><strong><em>CPU Intel Pentium</em></strong></h3>
<p> </p>
<p><strong>Pentium</strong> là dòng chip xử lý cho hiệu năng ổn định, mức giá phải chăng nhất và có thể tương thích với nhiều mainboard. Dòng Intel Pentium này ra đời năm 2000 và áp dụng cho những PC tầm thấp và không phải xử lý các tác vụ phức tạp. Bộ xử lý Pentium đã được Intel phát triển 5 đời là <strong>Pentium, Pentium I, Pentium II, Pentium III và Pentium 4. </strong></p>
<p><strong>CPU Intel Pentium</strong> phổ biến lõi 2 nhân, một số ít lõi 4 nhân với mức xung nhịp nằm trong khoảng từ 1.1 tới 3.5 GHz. Chúng cũng dần được tối ưu hóa về nhiều mặt để nâng cao hiệu suất sử dụng và chi phí vẫn ở mức hợp lý.</p>
<h3><strong><em>CPU Intel Core i</em></strong></h3>
<p><strong>Intel Core i</strong> là dòng sản phẩm phổ biến nhất hiện nay của thương hiệu Intel. Hiện chúng có 4 dòng sản phẩm với hiệu năng tăng theo cấp độ đó là Core i3, Core i5, Core i7 và Core i9. Dòng này được hãng phát triển từ năm 2009 và đã trải qua 10 thế hệ. Các thế hệ đó chính là: <strong>Nehalem, Sandy Bridge, Ivy Bridge, Haswell, Broadwell, Vi kiến trúc Skylake, Kabylake, Coffeelake, Coffee Lake Refresh và mới nhất là Comet Lake.</strong></p>
<h4><strong><em>Nehalem (Thế hệ thứ nhất)</em></strong></h4>
<p>Được sản xuất với mục đích thay thế kiểu kiến trúc cũ chẳng hạn như Core 2 Dual hay Core 2 Quad, CPU thế hệ thứ nhất Nehalem được sản xuất trong quy trình 32nm và được tích hợp cùng các công nghệ hiện đại như Turbo Boost và Hyper Threading trên cùng một con chip.</p>
<h4><strong><em>Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2)</em></strong></h4>
<p>Thế hệ thứ 2 này của dòng Intel Core i vẫn được sản xuất bằng công nghệ 32nm nhưng so với thế hệ đầu thì nhân xử lý với CPU được thiết kế cùng năm nằm trên một đế. Ngoài ra, CPU thế hệ này đa phần có 2 nhân, riêng phiên bản có hậu tố là QM và QE thì có 4 nhân và tích hợp thêm GPU HD Graphics 3000.</p>
<h4><strong><em>Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3)</em></strong></h4>
<p>Intel đã nâng cấp cho thế hệ này khi sử dụng quy trình sản xuất 22nm, sử dụng công nghệ bán dẫn 23D Tri - Gate nhằm giúp giảm diện tích đế đáng kể nhưng vẫn tăng cường được kha khá số lượng bóng bán dẫn trên CPU. Điều này sẽ giúp tiết kiệm điện năng cho máy khi hoạt động.</p>
<h4><strong><em>Haswell (Thế hệ thứ 4)</em></strong></h4>
<p>Đây là thế hệ thứ 4 và được sử dụng tương đối phổ biến vì chúng mỏng hơn nên tiết kiệm điện năng đáng kể. Hơn thế nữa, Intel còn bổ sung dòng chip đồ họa Iris/ Iris Pro dành cho các chip cao cấp để hỗ trợ người dùng trong các lĩnh vực sáng tạo</p>
<h4><strong><em>Broadwell (Thế hệ thứ 5)</em></strong></h4>
<p>Trong thế hệ này, Intel khéo léo sử dụng công nghệ 14nm mà nhờ hoạt động hiệu quả hơn Haswell 30% và tiêu thụ điện năng cũng ít hơn 30%.</p>
<h4><strong><em>Skylake (Thế hệ thứ 6)</em></strong></h4>
<p>Ra đời vào cuối năm 2015, thế hệ này đã sử dụng Socket LGA 1151 và không có phần nào tương thích với thế hệ trước. Chúng ép xung lên đến 5 GHz và có thể lên tới 6 GHz. Có 2 loại sản phẩm nổi bật ở thế hệ này là Core i7-6700K và Core i5-6600K.</p>
<h4><strong><em>Kaby Lake (Thế hệ thứ 7)</em></strong></h4>
<p>Chip CPU này được sản xuất trên công nghệ 14nm và được cải tiến khá nhiều không chỉ ở hiệu năng xử lý đồ họa mà còn giảm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ cho PC.</p>
<h4><strong><em>Coffee Lake (Thế hệ thứ 8)</em></strong></h4>
<p>Nhiều chuyên gia công nghệ mệnh danh cho bộ vi xử lý Coffee Lake này là con quái vật với các thông số khủng mà các thế hệ trước rất khó sánh kịp ở bất cứ mảng nào.</p>
<h4><strong><em>Coffee Lake Refresh (thế hệ thứ 9)</em></strong></h4>
<p>3 chiếc CPU mới ra của thương hiệu Intel trong thế hệ này đều dùng chung với socket LGA 1152v2 giống thế hệ thứ 8. Để chạy ổn định ở các mức của thế hệ này, người dùng nên dùng chúng với tản nhiệt mua ngoài để ổn định CPU khi ở cường độ cao (đặc biệt là ép xung).</p>
<h4><strong><em>Comet Lake (thế hệ thứ 10)</em></strong></h4>
<p>Comet Lake được sản xuất trên tiến trình 14nm, sử dụng đồ họa tích hợp UHD Graphics và tương đối giống thế hệ thứ 8. Một trong những thay đổi lớn nhất ở thế hệ này là việc bổ sung con chip có 6 nhân, 12 luồng và xung nhịp tối đa có thể lên tới 4.9 GHz. </p>
<p> </p>